Chập cháy điện là một trong những hiện tượng xảy ra phổ biến hàng ngày, bất cứ thiết bị điện nào trong quá trình sử dụng cũng có lúc sẽ gặp phải sự cố, nhẹ thì chập điện, hỏng hóc, nặng thì có thể dẫn đến cháy nổ rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc, những tai nạn không mong muốn xảy ra chỉ vì cháy nổ do chập điện. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự cố chập điện, cách để phòng tránh sự cố này thế nào?. Rất nhiều câu hỏi đặt ra sau những sự cố chập điện. Trên thực tế mỗi lần sự cố về điện chúng ta đều phải nhờ đến sự trợ giúp của thợ điện để kiểm tra và khắc phục lại hệ thống điện nước, nhưng để hạn chế tối đa sự cố chập cháy do điện này bạn nên biết nguyên nhân và cách xử lý để có thể kịp thời ứng phó khi bất ngờ xảy ra sự cố.
Quá tải là hiện tượng dòng điện của các phụ tải tiêu thụ lớn quá so với dòng điện định mức của dây dẫn, các thiết bị đóng cắt hoặc nguồn cấp.
– Khi lắp đặt phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện của phụ tải.
– Khi sử dụng không được dùng nhiều dụng cụ tiêu thụ điện có công suất lớn vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn.
– Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của thiết bị tiêu thụ, điện, kiểm tra vỏ bọc, cách điện dây dẫn, nếu có hiện tượng quá tải thì phải khắc phục ngay.
– Phải sử dụng cầu dao điện, aptômat, cầu chì, rơ le… làm thiết bị đóng cắt và bảo vệ.
Chập mạch là hiện tượng các pha chập vào nhau, hoặc dây pha chạm đất làm điện trở dây dẫn giảm, cường độ dòng điện tăng lớn đột ngột dẫn tới cháy cách điện dây dẫn, phát sinh tia lửa điện gây cháy thiết bị điện …
– Khi lắp đặt, khoảng cách 2 dây trần ngoài nhà không đúng tiêu chuẩn nên khi cây đổ, gió rung gây chập.
– Khi 2 dây bị mất lớp vỏ bọc cách điện chập vào nhau.
– Khi đấu nối đầu dây dẫn với nhau hay đấu vào máy móc thiết bị không đúng quy định.
– Môi trường sản xuất có hoá chất ăn mòn dẫn tới lớp vỏ bọc cách điện bị phá huỷ.
– Các dây dẫn điện trần ngoài nhà phải được mắc cách xa nhau 0,25 m.
– Không sử dụng dây thép, đinh, … để buộc, giữ cố định dây dẫn điện.
– Các dây nối vào phích cắm, đui dèn, máy móc phải chắc, gọn, điện nối vào mạch ở 2 đầu dây pha và trung tính không được chồng lên nhau.
3. Chập cháy điện do mối nối dây không tốt (lỏng, hở)
Đầu nối dây dẫn không tốt làm điện trở dây dẫn tăng lên làm cho điểm nối nóng đỏ gây cháy dây dẫn và các vật cháy liền kề. Khi mối nối lỏng, hở sẽ có hiện tượng tia lửa điện, được phóng qua không khí (móc nối dây dẫn, đóng mở cầu dao, công tắc điện).
– Vặn chặt các mối nối dây dẫn
– Dùng băng dính, vật cách điện bọc mối nối dây dẫn
– Không kéo căng dây điện và treo vật nặng lên dây dẫn
– Không để gỉ cầu dao, dây dẫn, cầu chì điện.
Tĩnh điện phát sinh do ma sát giữa các vật cách điện với nhau, giữa vật cách điện với vật dẫn điện do va đập của các chất lỏng cách điện (xăng, dầu) khi bơm rót, hoặc va đập của các chất lỏng với kim loại hay khi nghiền nát các hạt nhỏ rắn cách điện.
Giải pháp khắc phục:
Tiếp đất cho các máy móc thiết bị, các bể chứa, bồn chứa, ống dẫn xăng dầu.
Hồ quang điện là một dạng phóng điện trong không khí. Sức nóng của hồ quang điện rất lớn thể đến 60000C. Hồ quang điện thường thấy khi hàn điện, đóng mở cầu dao điện…
Dùng cầu dao dầu, máy biến thế dầu, …
Vật tiêu thụ điện trong thời gian sử dụng, hoạt động đều toả nhiệt. Nhiệt toả ra phụ thuộc vào tính chất môi trường, công suất và thời gian tiêu thụ. Nếu không được kiểm soát thì nguồn nhiệt này cũng có thể gây cháy.
– Không sử dụng bàn là, bếp điện khi không có người trông nom.
– Không dùng vật liệu cháy được để che chắn nơi có nguồn nhiệt.
– Không dùng bóng đèn điện để sấy quần áo hoặc ủ chăn sưởi ấm, các dụng cụ này phải để cách xa vật cháy tối thiểu 0,5 m.
7. Cháy do phóng điện sét
– Làm thu lôi chống sét.
– Khi có giông sét chúng ta không đứng dưới cây cao, công trình cao không có thu lôi, không đứng trên đồi cao, gò cao trên bãi trống.
Dùng các vật liệu dễ sinh ra lửa (quẹt diêm, nấu đồ ăn bằng các thiết bị điện, đốt nhang và vàng mã, …).
Hãy sử dụng điện đúng cách để đảm bảo an toàn nhé!
Nguồn: Gọi Thợ